TRẠM Y TẾ XÃ VIỆT DÂN

I. Tổ chức bộ máy hoạt động:

Trạm trưởng Trạm y tế xã Việt Dân: Bác sĩ Nguyễn Thị Việt Hà

 

1. Cơ cấu tổ chức:

- Tổng số: 05 viên chức

+ 01 Bác sĩ đa khoa

+ 01 Y sĩ đa khoa

+ 02 Điều dưỡng

+ 01 Viên chức dân số

  Y tế thôn: Tổng 07 y tế thôn trong đó có 06 đồng chí kiêm nhiệm cộng tác viên xã hội.

Toàn thể đội ngũ cán bộ viên chức trạm, y tế thôn đều đoàn kết, tâm huyết, yêu nghề đủ năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã.

 

Tập thể Trạm y tế , y tế thôn qua các thời kì xã Việt Dân

2. Lịch sử hình thành và phát triển:

Trạm y tế xã Việt Dân được thành lập và hoạt động từ năm 1966 đến năm 1980 được xây mới lại và từ đó đến nay qua 3 lần xây mới bổ xung, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị đã đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngày 07/11/2016 UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định 3765/QĐ-UBND chuyển giao Trạm Y tế các xã thuộc TTYT, Sở Y tế về Phòng y tế thuộc Ủy ban nhân dân thị xã quản lý từ ngày 01/01/2017. Năm 2019 trạm y tế xã Việt Dân được đầu tư xây mới với diện tích 351m2, 11 phòng khang trang đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Thực hiện quyết định số 66/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh “Quyết định về việc tổ chức lại các Trạm y tế xã, phường thị trấn” từ ngày 01/10/2022 Trạm y tế thuộc quản lý trực tiếp của Trung tâm y tế thị xã, Sở y tế Quảng Ninh

Toàn thể đội ngũ cán bộ viên chức trạm, y tế thôn đều đoàn kết, tâm huyết, yêu nghề đủ năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn xã.

Có người chiến sĩ áo trắng

Thao thức ngày đêm bên giường bệnh đấu tranh cho cuộc sống

Tấm lòng chiến sĩ áo trắng chan chứa tình thương

Màu áo em mang tô đẹp cho đời.

Người chiến sĩ ấy là em

Đến với mọi người bằng sức sống niềm tin

Vượt mọi gian lao vì tình yêu mẹ hiền

Em là chiến sĩ ngành y

Vâng, những câu thơ ấy chính là những lời ngợi ca đẹp nhất, ý nghĩa nhất dành cho đội ngũ những bác sĩ, những điều dưỡng viên, y tế thôn bản - những người vinh dự khoác trên mình chiếc áo trắng chiến đấu trên mặt trận thầm lặng không tiếng súng.

Nhìn lại năm 2020-2021-2022 thực sự là những năm gặp rất nhiều khó khăn với ngành y tế nói riêng cùng toàn xã hội nói chung vừa gồng mình chống dịch lại vừa phải hoàn thành nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhưng với sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND, UBND xã, Phòng y tế, TTYT thị xã, sự phối kết hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, các thôn, trường học với tinh thần yêu ngành, yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc đội ngũ nhân viên TYT và Y tế thôn đã nỗ lực thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, tiêm vắc xin phòng Covid-19 thực hiện thắng lợi chỉ tiêu các chương trình mục tiêu y tế.

 

+ Địa chỉ: Thôn Khê Thượng xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh

+ Điện thoại: 02033671348

+ Email: www.tytvietdan@gmail.com

II. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trạm y tế xã Việt Dân

  1. Vị trí, chức năng:

Trạm y tế xã với chức năng tham mưu, giúp TTYT Thị xã Đông Triều, Ủy ban nhân dân xã, Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe nhân dân đặc biệt Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y dược cổ truyền, sức khỏe sinh sản, an toàn thực phẩm, dân số - kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19... Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân trên địa bàn xã. Đồng thời phối hợp với các ban ngành trong xã, các thôn, các trường học trong việc triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân .Đồng thời trạm y tế cũng đã có trụ sở riêng, có con dấu để giao dịch và phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

Trạm Y tế xã Việt Dân có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản, quản lý sức khỏe cộng đồng, truyền thông, giáo dục sức khoẻ, thực hiện nhiệm vụ Dân số - KHHGĐ trên địa bàn. Hàng tháng trạm triển khai họp giao ban với y tế thôn , cộng tác viên xã hội vào ngày 06, làm báo cáo ngày 26 hàng tháng.

  • Về y tế dự phòng:

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về tiêm chủng vắc xin phòng bệnh;

Giám sát, thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng, chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân; phát hiện và báo cáo kịp thời các bệnh, dịch;

Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về vệ sinh môi trường, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tại cộng đồngphòng chng tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàny tế học đường; dinh dưỡng cộng đồng theo quy định của pháp luật;

Tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phm trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật.

  • Về khám bệnh, chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh:

+ Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu;

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp dùng thuốc và các phương pháp không dùng thuốc; ứng dụng, kế thừa kinh nghiệm, bài thuốc, phương pháp điều trị hiệu quả, bảo tồn cây thuốc quý tại địa phương trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Tham gia khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự

  • Về chăm sóc sức khỏe sinh sản:

Triển khai các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về quản lý thai.

+ Thực hiện các kỹ thuật chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn theo quy định của pháp luật.

  • Về cung ứng thuốc thiết yếu:

Phát triển vườn thuốc nam mẫu phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương.

  • Về quản lý sức khỏe cộng đồng:

+ Triển khai việc quản lý sức khỏe hộ gia đình, người cao tuổi, các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên nhân, bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính;

Phối hợp thực hiện quản lý sức khỏe học đường.

  • Về truyền thông, giáo dục sức khoẻ:

Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến bệnh, dịch; tiêm chủng; các vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và tuyên truyền biện pháp phòng, chống;

Tổ chức tuyên truyền, tư vấn, vận động quần chúng cùng tham gia thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân; công tác Dân số – kế hoạch hóa gia đình.

*Về hoạt động Dân số và Phát triển

- Ban chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ xã luôn được kiện toàn khi có sự thay đổi thành viên. Ban chỉ đạo gồm 23 thành viên, trong đó đồng chí Phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã hội làm trưởng ban, Trạm trưởng Trạm y tế làm phó ban thường trực,các ủy viên gồm các đồng chí: Công chức CSXH, Công chức Tư pháp- Hộ tịch, Công chức Văn hóa - Xã hội, Chủ tịch HLHPN, Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội CCB, Chủ tịch Hội ND, Chủ tịch Hội NCT, Bí thư Đoàn TNCSHCM, Hiệu trưởng các trường học và trưởng các thôn trên địa bàn xã.Ban chỉ đạo duy trì họp 1 quý 1 lần vào tháng cuối quý và họp khi có việc đột xuất.

- Cán bộ dân số xã tiếp tục tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, ban chỉ đạo công tác dân số - KHHGĐ xã ban hành các văn bản  lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra các giải pháp, biện pháp và tiếp tục phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức triển khai các hoạt động, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Ngoài nhiệm vụ trong chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trạm còn có trách nhiệm đối với công tác Dân số – kế hoạch hóa gia đình phối hợp với các ban ngành đoàn thể triển khai thực hiện công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình; thực hiện cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình theo phân tuyến kỹ thuật và theo quy định ca pháp luật.

- Ngoài ra Trạm y tế xã Việt Dân còn có trách nhiệm tham gia kim tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân, thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe ban đầu cấp về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn cũng như thực hiện kết hợp quân – dân y theo tình hình thực tế ở địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm y tế giao.