KHOA DƯỢC – TTB – VTYT


I. Quá trình hình thành, phát triển 

- Khoa Dược – TTB – VTYT được thành lập cùng với sự ra đời của Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều, qua nhiều năm hoạt động và phát triển, Khoa Dược – TTB – VTYT đã hoàn thành tốt vai trò bảo đảm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế, phục vụ kịp thời cho công tác điều trị, đồng thời đảm bảo công tác quản lý xuất nhập theo đúng quy định hiện hành.

- Trong những năm gần đây, Khoa Dược – TTB – VTYT đã từng bước đưa hoạt động thông tin thuốc trở thành một trong các hoạt động thường quy của khoa nhằm cung cấp những thông tin về thuốc một cách chính xác, hỗ trợ cho công tác điều trị của bác sĩ cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

- Địa chỉ: Tầng 1 – Tòa nhà A Hành chính công vụ, Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều, khu 5, phường Đức Chính, thị xã Đông Triều, Quảng Ninh.

II. Cơ cấu tổ chức

1. Nhân sự

- Tổng số nhân sự: 17 cán bộ, nhân viên

+ Đại học và sau đại học: 03 người

+ Cao đẳng: 12 người

+ Kỹ sư TTB y tế: 02 người

- Phó Trưởng khoa, phụ trách khoa: Dược sĩ CKI. Nguyễn Thị Hà

2. Cơ cấu tổ chức

Khoa Dược bao gồm các bộ phận chính sau:

- Kho và cấp phát;

- Nghiệp vụ và thống kê dược;

- Dược lâm sàng, thông tin thuốc;

- Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc Trung tâm.

- Tổ Trang thiết bị

 

Hình ảnh kỹ sư tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng Trang thiết bị tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều

 

III. Chức năng và nhiệm vụ 

- Chức năng

Khoa Dược – TTB – VTYT là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm. Khoa Dược – TTB – VTYT có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

- Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.

- Quản lý theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về Dược – TTB – VTYT tại các khoa, phòng, trạm y tế.

- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.

- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong Trung tâm.

- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu tại Trung tâm (sắc 02 bài thuốc sắc từ vị thuốc y học cổ truyền).

- Tham gia chỉ đạo tuyến.

- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc Trung tâm theo đúng quy định.

- Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao trong Trung tâm và Trạm y tế.

IV. Hoạt động chuyên môn

- Đảm bảo công tác đấu thầu, cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, hóa chất,sinh phẩm, vật tư y tế tiêu hao có chất lượng.

- Công tác Dược lâm sàng: Theo dõi, kiểm tra đánh giá, giám sát, tư vấn việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả, công tác ADR.

- Thường xuyên tổ chức, tập huấn, đào tạo, thông tin cho các cán bộ y tế về hiệu quả và độ an toàn khi sử dụng thuốc.

- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về Dược.

- Chuẩn hóa các quy trình hoạt động của khoa Dược theo quy trình quản lý chất lượng. 

- Quản lý và sửa chữa trang thiết bị y tế.

- Tham gia công tác quản lý kinh tế y tế.

- Tham gia nghiên cứu khoa học.

V. Định hướng phát triển

- Cập nhật thường xuyên các kiến thức Y Dược học mới, xây dựng hoàn thiện và triển khai thực hiện các quy trình chuẩn cho các hoạt động chuyên môn.

- Không ngừng hoàn thiện việc quản lý sử dụng thuốc an toàn, kinh tế và hiệu quả.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phân tích, đánh giá sử dụng thuốc, hoặc đánh giá chi phí điều trị của người bệnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc, giảm chi phí dùng thuốc.

- Đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong khoa về kiến thức y dược học, công nghệ thông tin.