PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN

PHỤ TRÁCH PHÒNG

Thạc sĩ: Vũ Thị Bình

SĐT Liên hệ : 0903.487.591

TẬP THỂ PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN 

I/ Giới thiệu chung

- Phòng Tài chính kế toán là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính của Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều.

- Phòng là đơn vị tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo thực hiện chức năng tổ chức và quản lý công tác tài chính, tài sản và kế toán của Trung tâm. Thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính của Trung tâm theo đúng quy định của Nhà nước.

   1.Cơ cấu tổ chức

     + Tổng số CBVCLĐ: 13

     01 Phụ trách phòng: Ths. Vũ Thị Bình

        - 01 Thủ quỹ

        - 11 Kế toán viên

        - Trong đó: 01 Thạc sĩ; 07 cử nhân kế toán; 05 kế toán trung học

II/  Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tài chính – Kế toán

   1. Vị trí, chức năng:

         Phòng Tài chính - Kế toán của Trung tâm Y tế là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Trung tâm.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

2.1. Căn cứ vào chế độ, chính sách hiện hành, và kế hoạch công tác của Trung tâm lập dự toán ngân sách, kế hoạch thu chi của Trung tâm và tổ chức thực hiện khi kế hoạch được phê duyệt.

2.2. Theo định hướng hạch toán kinh tế trong công tác khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và quản lý chặt chẽ việc thu viện phí theo quy định.

2.3. Theo kế hoạch ngân sách và các nguồn thu khác tổ chức xây dựng định mức chi tiêu cho từng hoạt động cụ thể của Trung tâm.

2.4. Tổ chức công tác kế toán trong Trung tâm theo đúng quy định hiện hành. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản, hành chính sự nghiệp chính xác kịp thời. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác kế toán, chế độ thu chi của Trung tâm.

2.5. Định kỳ thực hiện báo cáo quyết toán, tổng kết tài sản, kiểm kê tài sản.

2.6. Tổ chức bảo quản lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo đúng quy định.

2.7. Tổng hợp tình hình, số liệu cụ thể, phân tích kết quả hoạt động của Trung tâm.

2.8. Nhiệm vụ của kế toán

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

2.9. Yêu cầu kế toán

-  Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.

- Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.

- Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.

- Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.

- Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.

2.10. Nguyên tắc kế toán

- Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả mà giá trị biến động thường xuyên theo giá thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý tại thời điểm cuối kỳ lập báo cáo tài chính.

- Các quy định và phương pháp kế toán đã chọn phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm; trường hợp thay đổi các quy định và phương pháp kế toán đã chọn thì đơn vị kế toán phải giải trình trong báo cáo tài chính.

- Đơn vị kế toán phải thu thập, phản ánh khách quan, đầy đủ, đúng thực tế và đúng kỳ kế toán mà nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.

- Báo cáo tài chính phải được lập và gửi cơ quan có thẩm quyền đầy đủ, chính xác và kịp thời

- Phòng Tài chính - Kế toán phải sử dụng phương pháp đánh giá tài sản và phân bổ các khoản thu, chi một cách thận trọng, không được làm sai lệch kết quả hoạt động kinh tế, tài chính kế toán.

- Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải bảo đảm phản ánh đúng bản chất của giao dịch hơn là hình thức, tên gọi của giao dịch.