CẢNH GIÁC VỚI BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ EM
Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng lây lan nhanh chóng thành dịch nếu không được kiểm soát tốt.
BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
Tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, chất dịch từ các nốt phồng
Chạm vào đồ chơi, vật dụng sinh hoạt, sàn nhà bị nhiễm virus
Hít phải giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi
THỜI GIAN Ủ BỆNH: Từ 3 đến 7 ngày
THỜI GIAN LÂY NHIỄM: Từ vài ngày trước khi phát bệnh cho đến khi hết loét miệng và các bóng nước – thường dễ lây nhất trong tuần đầu.
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT
Sốt trên 37,5°C
Loét miệng gây đau rát
Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông.
BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy
Ăn chín, uống sôi
Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, vật dụng hằng ngày
Không cho trẻ tiếp xúc với người nghi mắc bệnh
Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh.
Hiện nay, bệnh chưa có vắc xin phòng ngừa, vì vậy phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất!
Các bậc phụ huynh cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ, không chủ quan với các dấu hiệu bất thường và thực hiện các biện pháp phòng ngừa đúng cách để bảo vệ trẻ trước nguy cơ dịch bệnh tay chân miệng.

Nguồn:BS CKII Hà Duy Nam - Phó giám đốc TTYT Đông Triều Copy link